Tại sao mật ong kết tinh?

07/09/2016    833    4/5 trong 6 lượt 
Tại sao mật ong kết tinh?
Sự kết tinh Mật Ong thường được biết đến như sự kết hạt, là một hiện tượng tự nhiên mà mật ong chuyển từ dạng lỏng sang thể bán rắn với chế phẩm dạng hạt. Sau khi được tách ra khỏi tổ ong, mật ong có xu hướng kết tinh nhanh hơn so với khi ở trong các tế bào sáp ong.
Thông thường những người sử dụng mật ong thường hiểu sai về mật ong kết tinh. Rất nhiều người trong số họ cho rằng sự kết tinh mật ong (kết hạt) là do chất lượng kém, bảo quản không tốt hoặc bởi vì nó không phải là mật ong tự nhiên và bị pha trộn. Thực tế đó mới là mật ong tốt. Những loại mật ong không kết tinh trong một thời gian dài, ngoại trừ trường hợp quá trình kết tinh mật ong tự nhiên của một số loại diễn  ra chậm (như cây keo) thì đó thường là mật ong pha trộn, bị làm loãng,…
 
Kết tinh không có nghĩa là thay đổi chất lượng của mật ong. Nó chỉ ảnh hưởng đến một vài đặc điểm bên ngoài như sự thay đổi về màu sắc hay kết cấu. Đây là một quá trình tự nhiên và nếu như mật ong trong chai nhà bạn đã kết tinh, nó không hề có nghĩa là mật ong bị hỏng hay không còn dùng được nữa. Thật là tốt khi biết rằng kết tinh là một thuộc tính của mật ong tự nhiên nguyên chất.
 

Tại sao mật ong bị kết tinh?


Có thể hiểu đơn giản là, mật ong là một dung dịch đường (саrbоhуdrаtе) cô đặc. Nó chứa hơn 70% cаrbоhуdrаtе và gần 20% nước. Tỷ lệ này cho thấy rõ  đường là thành phần chủ yếu. Điều này có nghĩa là nước trong mật ong chứa hàm lượng đường lớn hơn nhiều để có thể hòa tan một cách tự nhiên.  Hàm lượng đường quá lớn này dẫn đến sự mất cân bằng của dung dịch. Bởi mọi thứ trong tự nhiên đều tìm kiếm sự cân bằng, bao gồm cả mật ong, do vậy kết tinh là một hiện tượng hoàn toàn tự nhiên xảy ra khi Glucose tách ra từ nước, sau đó chúng duy trì ở trạng thái tinh thể và dung dịch cô đặc ban đầu đi vào một trạng thái cân bằng. Giờ chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn một chút vào chủ đề này  với những điều đơn giản hơn.

Điều gì quyết định sự kết tinh ở mật ong, khi nào và như thế nào?


Có hai loại đường chính trong thành phần carbohydrate của mật ong là fructose và gucose ( sự chuyển hóa đường trong mật ong). Hàm lượng fructose và glucose là khác nhau tùy thuộc vào từng loại mật ong. Thông thường hàm lượng fructose khoảng từ 30-44%, và hàm lượng glucose từ 25-40%. Đây là một manh mối quan trọng cho thấy sự cân bằng giữa 2 nhân tố cơ bản trong thành phần của mật ong là nguyên nhân chính của hiện tượng kết tinh và xác định rõ loại mật ong nào sẽ kết tinh nhanh hay chậm hơn. Thực tế là Glucose là nguyên nhân cơ bản của hiện tượng kết tinh bởi vì độ hòa tan của chúng thấp hơn so với độ hòa tan của Fructose. Khi Glucose kết tinh, nó tách ra khỏi nước và chuyển sang dạng tinh thể nhỏ như đã đề cập ở trên.

Các loại mật ong khác nhau kết tinh ở các những khoảng thời gian khác nhau ( từ 1-2 tháng đến hơn 2 năm).  Một vài loại mật ong kết tinh toàn bộ, trong khi một số khác lại không diễn ra quá trình ổn định như vậy. Ví dụ, quan sát một chai đựng mật ong có thể thấy lớp kết tinh ở dưới đáy và lớp mật ong lỏng ở phía trên . Mỗi loại mật ong khi bị kết tinh có hình dạng khác nhau. Về cơ bản, mật ong nguyên chất kết tinh càng nhanh thì hạt kết tinh càng mịn và nhỏ.

Mật ong kết tinh có xu hướng nhạt màu hơn khi chúng ở dạng lỏng.


Ngoài ra, có rất nhiều những nhân tố khác, một vài nhân tố quan trọng hơn những nhân tố khác có thể  làm xuất hiện việc kết tinh, làm quá trình kết tinh nhanh hơn hoặc chậm hơn. Thậm chí ở những điều kiện nhất định mật ong có thể kết tinh trong một vài ngày sau khi trích xuất. Thành phần của mật ong bao gồm carbohydrats khác (ngoài glucose và fructose) cũng như 300 các chất khác như amino acids, protein, chất khoáng, a xít,…cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình kết tinh. Hơn nữa, nếu trong mật ong có lẫn phấn hoa, những mảng sáp hoặc những hạt đã kết tinh thì cả quá trình có thể được diễn ra nhanh hơn. Về cơ bản nếu bạn muốn mật ong kết kinh , bạn có thể cho thêm một thìa mật ong đã kết kinh vào dung dịch mật ong lỏng để đẩy nhanh quá trình này.

Nhiệt độ, độ ẩm tương đối và cách đóng gói khác nhau thì quá trình kết tinh sẽ khác nhau. Trường hợp muốn trì hoãn qua trình kết tinh thì nên cân nhắc đến nhiệt độ (yếu tố chính). Ở nhiệt độ phòng quá trình kết tinh diễn ra trong vài tuần vài tháng hoặc vài ngày (hiếm khi) phụ thuộc vào từngloại mật ong.

Ở nhiệt độ lạnh hơn (dưới 10°С) là môi trường lý tưởng để trì hoãn quá trình kết tinh, trong khi 10°С đến 21°С là nhiệt độ thích hợp thúc đẩy quá trình này. Ở nhiệt độ cao hơn (21°С - 27°С) cũng làm chậm việc kết tinh ( như ở nhiệt độ dưới 10°С) nhưng  có thể ảnh hưởng không tốt đến một vài thành phần có lợi của mật ong (bảo quản trong thời gian dài).  Nhiệt độ cao hơn cũng ngăn chặn được quá trình kết tinh song trong thời gian dài sẽ làm hỏng (phá hủy) mật ong.
 
Ở  nhiệt độ âm hay nhiệt độ cực đều ảnh hưởng tiêu cực đến mật ong. Một vài kết quả nghiên cứu thú vị cho thấy mật ong có thể vẫn còn ở trạng thái lỏng của nó trong một khoảng thời gian đáng kể nếu giữ ở nhiệt độ 0°С trong vòng ít nhất 5 tuần và sau đó bảo quản ở nhiệt độ 14°С. Đây là một sự thật kỳ lạ matongvietnam.com không đảm bảo đúng hoàn toàn nhưng cũng không  phủ nhận điều này.
 

Quý khách ở Tp.HCM có nhu cầu dùng MẬT ONG HOA VẢI xin vui lòng liên hệ: 
Ms. Quỳnh Xuân - 0906 485 219 

Xin cảm ơn!


..:.. Mọi chi tiết xin liên hệ ..:..
Hotline: 0906050528 (Mr. Xuân Hoán)
Mail: [email protected] 

Quảng cáo

 

Bình luận