Gian nan thương hiệu mật ong Việt

17/03/2018    1.488    4.44/5 trong 8 lượt 
Gian nan thương hiệu mật ong Việt
Mặc dù, được đánh giá là nước đứng thứ 6 thế giới và thứ hai châu Á về xuất khẩu mật ong; Song, mật ong của VN chủ yếu vẫn chỉ xuất thô và chưa có một thương hiệu nào được thị trường thế giới biết đến.
  Mật ong của VN chủ yếu vẫn chỉ xuất thô và chưa có một thương hiệu nào được thị trường thế giới biết đến
 
Có thể nói, chưa bao giờ thị trường VN lại nhộn nhịp nhiều thương hiệu mật ong như những năm gần đây, việc các công ty mật ong VN gia nhập thị trường nội địa ngày càng nhiều có hai lý do. Một là có một số Cty xuất khẩu mật ong thô bị trả về nên phải đóng nhãn mác, bao bì để tiêu thụ trong nước. Hai là nhu cầu mật ong trong 10 - 15 năm nữa sẽ rất lớn, không chỉ xuất khẩu mà ngay cả thị trường nội địa, nên nhiều công ty đã chuyển hướng xây dựng thương hiệu để phát triển thị trường.
 
Và cũng trên thực tế, những năm gần đây, các DN kinh doanh mật ong đã ý thức được việc làm thương hiệu nên đã đầu tư rất bài bản, không chỉ đầu tư trang trại, chất lượng sản phẩm mà cả bao bì, mẫu mã. Bởi lẽ, muốn thị trường chấp nhận sản phẩm hay muốn đưa hàng vào siêu thị thì phải làm thương hiệu trước. Nếu không có thương hiệu, dù có chen chân vào các hệ thống siêu thị cũng sẽ ít được người tiêu dùng chọn lựa. Tuy nhiên, dù nỗ lực cải tiến bao bì, mẫu mã và đầu tư chất lượng nhưng tại thị trường trong nước, thương hiệu mật ong vẫn chưa đủ tạo ra sức bật riêng trước hàng trăm nhãn mác đua chen, lý do muôn thuở vẫn là không có tiền để làm marketing và các hoạt động để xây dựng thương hiệu.
 
Còn ở nước ngoài, thương hiệu mật ong VN chưa tạo được niềm tin. Thực tế, nhiều đối tác nước ngoài vẫn mua mật ong Việt Nam nhưng sau đó tự đóng chai, thay nhãn mác. Các đối tác này giải thích, nếu dùng nhãn mác của VN rất khó vào được siêu thị ở nước ngoài. Sở dĩ các thương hiệu mật ong của Việt Nam chưa tạo được niềm tin ở thị trường nước ngoài là do chất lượng sản phẩm không đồng nhất và chưa được quản lý chặt chẽ.
 
Sâu xa hơn là do kỹ thuật nuôi ong còn thiếu cập nhật kiến thức mới, các cơ sở nuôi còn đơn lẻ, manh mún, thậm chí mạnh ai nấy làm, không tìm được tiếng nói chung về sản phẩm và ngay cả về giá. Thời gian qua, một số cơ sở ong mật, kể cả DN xuất khẩu đã có những cách làm ăn gian dối, xuất bán những sản phẩm không đạt chất lượng ra thị trường trong và ngoài nước khiến đối tác và người tiêu dùng mất lòng tin.
 
Do vậy, muốn bán được thành phẩm ra nước ngoài thì DN VN phải có thị trường, có hệ thống phân phối tốt, đủ sức cạnh tranh, nhất là phải có thương hiệu gồm thương hiệu của chính sản phẩm và thương hiệu quốc gia, mà trong ngành mật ong Việt Nam, rất ít DN đủ lớn để làm được điều này. Ngay cả Cty lớn và hoạt động lâu năm như Cty Ong mật Đồng Nai cũng mới chỉ có 8 điểm bán hàng, một số công ty khác còn thưa thớt hơn. Hiện tại, Campuchia, Indonesia, Myanmar đang có nhu cầu mua mật ong của VN nhưng các đối tác yêu cầu phải cho nợ.
 
Vì vậy, nếu VN có một vài siêu thị ở các nước này thì DN có cơ hội để đưa hàng vào một cách an toàn và đó cũng là cách hỗ trợ DN làm thương hiệu ở nước ngoài trong lúc DN VN đang yếu kinh phí làm tiếp thị, quảng cáo và xây dựng thương hiệu.

..:.. Mọi chi tiết xin liên hệ ..:..
Hotline: 0906050528 (Mr. Xuân Hoán)
Mail: [email protected] 

Theo Báo Điện tử

Quảng cáo

 

Bình luận